Luật Bảo đảo Tù nhân ở Vatican

Ngày 13/05/1871, sau khi chiếm Roma được 8 tháng, Vương quốc Ý đã thông qua Luật Bảo đảm của Ý dành cho Giáo hoàng[6], nhầm nỗ lực để giải quyết vấn đề bằng cách biến Giáo hoàng trở thành thần dân của Vương quốc Ý, chứ không phải là một vị quân chủ độc lập như dưới thời Lãnh địa Giáo hoàng, đồng thời đảm bảo cho Giáo hoàng một số danh dự tương đương như một vị vua, trong đó có quyền cử và tiếp sứ thần.

Các giáo hoàng — Piô IX (qua đời 1878) và những người kế vị là Lêô XIII (trị vì 1878–1903), Piô X (1903–14), Biển Đức XV (1914–22) và Piô XI (từ năm 1922 cho đến khi vấn đề được giải quyết vào năm 1929) — từ chối chấp nhận quyết định đơn phương này từ vua Ý, theo họ, quyết định này có thể bị đảo ngược bởi chính quyền của vị quân chủ đã cấp ra nó, và điều này không đảm bảo rằng các quyết định của Giáo hoàng sẽ nhận được một sự tôn trọng rõ ràng và không bị một thế lực chính trị can thiệp. Họ tuyên bố rằng cần có chủ quyền toàn diện để một chính phủ dân sự không bao giờ cố gắng can thiệp vào việc quản trị của Giáo hội La Mã Hoàng vũ. Do đó, ngay cả sau khi có Luật Bảo đảm, Giáo hoàng Piô IX và 4 đời Giáo hoàng sau đó, bao gồm cả Giáo hoàng Piô XI vẫn quyết định không rời khỏi nơi trú ẩn ở Thành Vatican, để không phải phục tùng thẩm quyền của Nhà nước Ý. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng, Giáo hoàng Piô IX đã ra Vạ tuyệt thông cho Vua của Ý.

Tại các vùng nông thôn theo Công giáo ở Ý, Giáo hội và nhà nước Ý đã xung đột mạnh mẽ. Vương quốc Ý mới thống nhất không công nhận tính hợp lệ của các đám cưới được thông qua bởi Giáo hội, trong khi Giáo hội thì cho rằng Vương quốc Ý là một chính thể không hợp pháp, và các đám cưới được công nhận bởi Giáo hội là đủ để chứng minh hợp pháp trước Đức Chúa trời.